Trước đó, Apple đã công bố kế hoạch đạt mức độ trung tính carbon vào năm 2030. Trong Báo cáo Tiến bộ Môi trường năm 2022, Apple đã chia sẻ chi tiết việc tăng cường sử dụng vật liệu tái chế.
Báo cáo được công bố chỉ vài ngày trước Ngày Trái đất tiết lộ, Apple đã bắt đầu sử dụng vàng tái chế (đã được chứng nhận) đồng thời tăng gần gấp đôi khối lượng vonfram tái chế, nguyên tố đất hiếm và coban sử dụng để sản xuất iPhone.
Apple tuyên bố gần 20% vật liệu được sử dụng trong các sản phẩm của họ trong năm 2021 đã được tái chế.
Công ty cho biết có 59% nhôm, 45% nguyên tố đất hiếm, 13% coban và 30% thiếc đến từ các nguồn tái chế.
Apple cũng giải thích các vị trí linh kiện sử dụng vật liệu tái chế. Cụ thể thiếc được sử dụng đề hàn các kết nối bảng mạch logic trong iPhone, iPad và máy Mac đều có nguồn gốc tái chế.
Trong khi vàng tái chế được sử dụng làm tấm bảng logic chính và kết nối camera trước và sau của iPhone 13 và iPhone 13 Pro. Ngoài ra, 100% nhôm được sử dụng để làm vỏ máy đều đến từ các nguồn tái chế.
Bên cạnh việc sử dụng các vật liệu tái chế, Apple cũng nhấn mạnh bao bì của hãng đã giúp cắt giảm việc sử dụng nhựa. Công ty cho biết vật liệu không thân thiện với môi trường này chỉ chiếm 4% trong bao bì sản phẩm hiện tại và Apple đặt mục tiêu loại bỏ hoàn toàn bao bì nhựa vào năm 2025.
Trước đó kể từ năm 2015, Apple đã cắt giảm 75% việc sử dụng loại vật liệu này.
Táo Khuyết cũng tiết lộ về cỗ máy mới có tên Taz giúp thu hồi các vật liệu có thể tái chế từ các thiết bị điện tử. Máy sẽ giúp công ty giảm sự phụ thuộc vào việc khai thác các vật liệu thô và tìm kiếm nhiều vật liệu hơn hơn từ các thiết bị điện tử tái chế và phế thải.
Taz có nhiệm vụ tách nam châm khỏi các mô-đun loa và thu hồi nhiều nguyên tố đất hiếm từ máy. Đây là sản phẩm mới nhất trong loạt sản phẩm cải tiến tái chế của Apple. Trước đó Apple đã có trong tay ácc mẫu robot tháo rời iPhone như Daisy hay robot tháo rời Taptic Engines có tên Dave giúp thu hồi nam châm, đất hiếm, vonfram và thép có giá trị.
Tham khảo iPhonehacks